kế hoạch bài dạy địa lí lớp 7
Lượt xem:
PHÒNG GD-ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TRƯỜNG THCS BÌNH HIỆP Ngày 28 tháng 11 năm 2021
Môn: Địa 7- Tiết 25
Chương IV: CHÂU PHI
Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
Họ và tên giáo viên soạn: LÊ THỊ THÚY LOAN
- Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức :
– Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng châu Phi .
– Biết đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi .
- Kĩ năng :
– Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi .
- Thái độ :
– Nâng cao ý thức quý trọng tài nguyên thiên nhiên .
- Định hướng PT năng lực:
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác, Năng lực ngôn ngữ.
– Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, so sánh.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên
– Bản đồ tự nhiên châu Phi; tranh ảnh liên quan; máy chiếu…
PHỤ LỤC
- Bảng số liệu diện tích các châu lục trên Trái Đất
Các châu lục | Diện tích ( triệu km2 ) |
Châu Á
Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Nam Cực Châu Đại Dương |
44,5
10 30 42 14,1 8,5 |
- Phiếu học tập số 1. Cá nhân (5 phút)
* Quan sát H26.1 sgk/83 + kênh chữ sgk/82 kết hợp kiến thức bản thân hãy hoàn thành nội dung các câu hỏi sau:
- Châu Phi giáp biển, châu lục và đại dương nào? Ý nghĩa của kênh đào Xuyê đối với giao thông đường biển trên thế giới ?
- Các đường chí tuyến Bắc, Nam; xích đạo đi qua phần nào của Châu Phi? Nhận xét về diện tích đất liền của châu Phi ?
- 3. Em hãy xác định tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chảy ven bờ biển Châu Phi ?
- Xác định tên của các vịnh biển, đảo lớn ở Châu Phi? Từ đó nhận xét về đường bờ biển ở Châu Phi ?
- Phiếu học tập số 2
THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)
Quan sát H26.1 sgk/83; kênh chữ sgk/84 kết hợp kiến thức bản thân hãy thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau:
Dạng Địa Hình | Tên | Phân bố |
Dãy núi | ||
Bồn địa | ||
Sơn nguyên |
Nhận xét chung về đặc điểm địa hình Châu Phi:
+ Các dạng địa hình chủ yếu:
+ Độ cao trung bình:
+ Sự phân bố của đồng bằng:
+ Hướng nghiêng chính của địa hình:
- Học sinh :
– Sách giáo khoa.
– Soạn phiếu học tập số 1
– Soạn phiếu học tập số 2.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
A.Khởi động:(3p)
- Mục tiêu: kết nối giữa các vấn đề đã biết và muốn biết
- Phương pháp: sử dụng kĩ thuật KWLH
- Phương tiện:tranh ảnh
- Hình thức:Cá nhân,cả lớp.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Quan sát các hình ảnh gợi ý(hoang mạc Xa-ha-ra; sông Nin, kênh đào Xuye- uê) và kiến thức của bản thân em hãy hoàn thành cột (K) và (L)
.
1/Em đã biết về thiên nhiên châu Phi.
(K) |
2/Em muốn biết gì về châu Phi?
(W) |
3/Em đã học được gì về châu Phi.
(L) |
4/Em có thể đưa ra thông điệp nào qua bài học ngày hôm nay? (H) |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS đưa ra ý kiến.
Bước 4: GV đánh giá vào bài.
- Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bảng | ||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: – Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí và kích thước châu Phi. (15 phút)
1. Mục tiêu: – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, kích thước châu Phi. – Xác định được vị trí giới hạn Châu Phi 2. Phương pháp: động não, vấn đáp, đàm thoại gợi mở; . 3. Phương tiện: bản đồ. 4. Hình thức:Cá nhân, lớp. 4. Cách tiến hành:
CH. Dựa vào bảng số liệu diện tích các châu lục trên thế giới? ( Phụ Lục số 1) em hãy cho biết Diện tích châu phi bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới.
* GV cho HS Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi H26.1sgk) hướng dẫn HS cách xác định vị trí châu Phi qua bản đồ? Rèn kĩ năng chỉ bản đồ cho HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Phiếu học tập số 1. Cá nhân (5 phút) * Quan sát H26.1 sgk/83 + kênh chữ sgk/82 kết hợp kiến thức bản thân hãy hoàn thành nội dung các câu hỏi sau: 1. Châu Phi giáp biển, châu lục và đại dương nào? Ý nghĩa của kênh đào Xuyê đối với giao thông đường biển trên thế giới ? 2. Các đường chí tuyến Bắc, Nam; xích đạo đi qua phần nào của Châu Phi? Nhận xét về diện tích đất liền của châu Phi ? 3. Em hãy xác định tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chảy ven bờ biển Châu Phi ? 4. Xác định tên của các vịnh biển, đảo lớn ở Châu Phi? Từ đó nhận xét về đường bờ biển ở Châu Phi ? Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV gợi ý và hỗ trợ HS để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 3: GV gọi HS trình bày kết quả . HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến nếu có.
Câu 1. Vị trí tiếp giáp châu phi +Kênh đào Xuyê – ê là điểm nút giao thông đường biển quan trọng nhất của hàng hải quốc tế – đường biển đi từ Tây Âu sang Viễn Đông qua biển Địa Trung Hải vào Xuyê được rút ngắn rất nhiều. Giữa Châu Phi với Châu Á….
Câu 2. – Chí tuyến Bắc đi qua giữa bắc Phi, – Chí tuyến Nam đi qua giữa Nam Phi. -Xích đạo đi qua giữa Châu Phi GV: Điểm cực Bắc cách đường xích đạo khoảng 4144 km, điểm cực Nam cách đường xích đạo khoảng 3870 km ( Lãnh thổ nằm tương đối cân xứng ở 2 bên đường xích đạo ). Tính chất tương đối cân xứng…. 3.+ Dòng biển lạnh: Canari, Benghêla, Xômali; Dòng biển nóng: Mũi Kim, Ghinê, Môdămbích.
4.+ Vịnh Ghinê, vịnh Ađen, Biển Đỏ, đảo Mađagaxca là đảo lớn nhất của Châu Phi. + Ít bán đảo, vịnh ,biển. Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
* Chuyển ý: Với vị trí địa lí như vậy thì địa hình Châu Phi chủ yếu là gì? Và tài nguyên khoáng sản được phân bố như thế nào? Ta cùng sang phần 2. + Hoạt động 2 : Tìm hiểu địa hình và khoáng sản Thời gian: (15 phút) 1. Mục tiêu: – Trình bày được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Phi; xác định được trên bản đồ tự nhiên Châu Phi (núi, bồn địa, sơn nguyên) 2. Phương pháp: đàm thoại gợi mở, động não, thảo luận 3. Phương tiện:bản đồ. 4. Hình thức: Cá nhân, cả lớp, nhóm. – Cách thức tiến hành:
– GV cho Hs quan sát H26.1 sgk/83 nhận xét hình dạng của Châu Phi.
Bước 1: Giao nhiệm vụ Phiếu học tập số 2 THẢO LUẬN NHÓM (4 phút) Quan sát H26.1 sgk/83; kênh chữ sgk/84 kết hợp kiến thức bản thân hãy thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhận xét chung về đặc điểm địa hình Châu Phi: + Các dạng địa hình chủ yếu: + Độ cao trung bình: + Sự phân bố của đồng bằng: + Hướng nghiêng chính của địa hình:
Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
. + Sơn nguyên: Êtiôpia, Đông Phi; Bồn địa: Sát, Nin Thượng, Côngô, Ca-la-ha-ri; Hoang mạc: Xa- ha-ra, Ca-la-ha-ri; Dãy núi: At-lát và Đrêkenbec. + Châu Phi hầu như rất hiếm đồng bằng – Hướng nghiêng chung của địa hình là đông nam –tây bắc Ngoài ra Gv cho HS xác định các: – Sông lớn là: Nin, Côngô, Dămbedi… Hồ: Vichtoria, Sát, Tan-ga- ni-a, Ni-at-xa. Bước 4. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của các nhóm và chính xác hóa nội dung học tập cho HS.
* Dựa vào H26.1 + kênh chữ shk/84 hãy kể tên các loại khoáng sản của Châu Phi. (1 phút) Nhận xét tài nguyên khoáng sản Châu Phi? * Bài tập về nhà: Hoành thành BT3 sgk/84
GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức.
|
1. Vị trí địa lí
– Tiếp giáp: + Biển: Địa Trung Hải; Biển Đỏ + Đại dương: Đại Tây Dương; Ấn độ Dương. + Châu lục: Châu Á, Châu Âu.
– Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 đường chí tuyến; tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo.
– Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít vũng, vịnh bán đảo và đảo .
2. Địa hình và khoáng sản :
– Hình dạng: hình khối.
– Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối.
– Địa hình tương đối đơn giản. + Chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa, rất ít núi cao và đồng bằng thấp .(chủ yếu tập trung ven biển ) + Hướng nghiêng chung của địa hình là đông nam –tây bắc
– Khoáng sản : Rất phong phú, đặc biệt là kim loại quý hiếm ( vàng, kim cương, dầu mỏ, đồng, ….) |
- Luyện tập và vận dụng (5 phút)
- Trò chơi giải cứu đại dương.
2./ Hoàn thành cột (L) bằng sơ đồ tư duy và cột (H) về những điều đã được học và đưa ra thông điệp của bài học.
1/trao đổi với bạn những gì em đã biết về thiên nhiên châu Phi . (k)
|
2/Em muốn biết gì về châu Phi?
(W) |
3/Em đã học được gì về châu Phi.
(L) |
4/Em có thể đưa ra thông điệp nào qua bài học ngày hôm nay? (H) |
– Gv hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy
– Thông điệp:
+ Cần biết quý trọng tài nguyên khoáng sản và sử dụng hợp lý.
+ Biêt bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi.
+ Tận dụng Năng lượng Mặt Trời làm các nguồn năng lượng sạch
- Tìm tòi, mở rộng:
- Hoành thành BT3 sgk/84
Các khoáng sản | Nơi phân bố |
Kết quả phải đạt:
Các khoáng sản | Nơi phân bố |
Dầu mỏ, khí đốt,Phốt phát | Ven biển Bắc Phi và ven vịnh Ghinê |
Vàng, kim cương | Ven vịnh Ghinê, Trung Phi, cao nguyên Nam Phi |
Sắt | Dãy núi Krêkenbéc, Át lát. |
Đồng, chì, mangan | Các sơn nguyên Nam Phi |
- Hãy thu thập thông tin về đặc điểm khí hậu; đặc điểm các kiểu môi trường của Châu Phi; ghi chép vào vở soạn địa lí.
* Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người soạn
LÊ THỊ THÚY LOAN